Hiện
nay, sau khi Chính phủ có Nghị định 115/2005/NĐ-CP, nhà nước từng bước không
còn bao cấp cho các Viện Trường nữa. Như vậy sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả giống
là bước đi tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhằm có thể tồn tại và phát triển
bền vững. Hòa nhập thị trường giống lúa theo xu hướng này, năm 2010, Viện Lúa
ĐBSCL đã bắt đầu bán bản quyền giống lúa mới. Theo thông tin từ báo chí thì các
giống được bán là các giống đang SX phổ biến trong vùng như: OMCS 2000, OM
2514, OM 2517, OM 5451 (Cty CP Bảo vệ TV An Giang mua); OM 6600, OM 4488 (Cty
CP Miền Nam mua); OM 5953 (Cty CPGiống CT miền
Nam
mua); OM 6976 (Cty CP Giống CT TW); OM 8017 (Cty CP Giống CT Thái Bình và SSC).
Ngoài ra một số giống phổ biến như OM 4900, OM
6162,…Viện Lúa ĐBSCL sẽ thu tiền nhượng quyền sử dụng với giá khoảng 200 đồng/kg.
Với
diện tích (DT) lúa ĐBSCL khoảng 1,82 triệu ha trong đó DT chuyên canh lúa là
1,72 triệu ha, nhu cầu giống lúa bình quân 0,12 T/ha thì toàn vùng cần 206.400
tấn lúa giống để SX, DT cần để nhân giống xác nhận là 41.280 ha. Để có giống NC
cho DT này SX giống xác nhận (80kg/ha), cần 3.300 tấn giống NC tương đương với
DTSX là 825 ha. Số lượng giống lúa SNC cần có là 41T. Nếu chia đều cho 13 tỉnh-
thành của ĐBSCL thì bình quân mỗi tỉnh thành cần giống lúa SNC là khoảng 3 tấn.
Tuy nhiên hiện nay không phải tỉnh nào cũng SX đúng hệ thống giống 3 cấp (SNCèNCèXN). Nói
chung về số lượng, chất lượng giống SNC thì ĐBSCL có thể đảm bảo được nhưng do
ý thức sử dụng cấp giống, giá giống cao, tình hình quản lý giống lỏng lẽo,…làm
cho các đơn vị SXKD giống không chấp hành hệ thống SX giống theo cấp giống. Cụ
thể như sau:
-
Về công tác quản lý chất lượng hạt giống thì hiện nay còn nhiều tồn tại cần khắc
phục như: giống không đảm bảo độ thuần, độ sạch, ẩm độ và không chứng nhận và
công bố chất lượng; giống có nhãn mác bao bì không đúng quy chuẩn 01-54:
2011/BNNPTNT, nhiều đại lý bán giống xuất hiện OM 5451-Chín Táo, IR 50404 lá
xanh,…; thậm chí giống không đúng chủng loại giống (tại Gò Quao, Cty Tiến
Nông-AG bán giống OM 2517 nhưng lại có
mùi thơm và bị bệnh bất thường; tương tự như vậy, Cty Phú Phú Kim bán giống OM
2517 nhưng nghi lộn OM 4218 tại Châu Thành, UMT, An Biên và Gò Quao;…các Cty
này đều có giấy CNCL của các Phòng Chứng nhận chất lượng trong vùng ĐBSCL).
Nguyên nhân chính là các Phòng Kiểm định (KĐ), Kiểm nghiệm (KN)và chứng nhận chất
lượng vùng ĐBSCL chấp hành chưa nghiêm túc các quy định hiện hành, các cơ quan
Thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp & PTNT vẫn chưa thanh tra thường
xuyên, các Phòng Nông nghiệp huyện chưa phát huy vai trò quản lý của mình tại địa
phương.
-
Về đặc tính kỹ thuật của giống, có tình trạng cùng một chủng loại giống nhưng mỗi
nơi có biểu hiện các đặc tính nông học khác nhau là phổ biến. Nguyên nhân là giống
tác giả chưa thuần ổn định nên khi khảo nghiệm ở nhiều nơi, mỗi nơi chọn một
dòng riêng tùy vào sở thích, cụ thể là các giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, IR
50404,…
-
Về giá bán giống XN và các chính sách khuyến mại, tùy vào chất lượng, chủng loại
giống, thương hiệu của doanh nghiệp, hoàn cảnh cụ thể mà giá bán phổ biến từ
10.000 – 12.000 đồng/kg, một vài doanh nghiệp bán 9.000đ/kg, thậm chí có nơi chỉ
bán 7.500- 8.000 đ/kg (bán giống không XN tại Cần Giuộc, Long An). Trong vùng ĐBSCL
hiện nay ngoài 2 Cty giống lớn là SSC và AGPPS, còn có hơn 10 TTG các tỉnh. Các
TTG hiện nay hoạt động theo NĐ43/2006, phần lớn các TTG này thuộc nhóm sự nghiệp
có thu một phần, một vài TTG hoạt động có thu toàn phần(TTGKG). Nói chung các
TTG này hoạt động mang tính đối phó, Ngân sách chỉ cấp một số diện tích SX và tự
bảo toàn vốn ban đầu, một phần kinh phí thường xuyên bù vào phần thu thiếu hụt
theo phương án thu chi, phần kinh phí hoạt động còn lại, đơn vị phải tự cân đối.
Nhiệm vụ chính của các TTG các tỉnh hiện nay là khảo nghiệm, sản xuất thử và
khuyến cáo ND dùng các loại giống phù hợp. Bên cạnh đó là nhiệm vụ mua giống
XN, điều phối cung ứng giống cho các vùng SX lúa không tự để giống được. Tuy
nhiên nhiệm vụ này ngày càng khó khăn vì TTG hiện nay, về mặt tổ chức bộ máy,
không có ngành dọc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ; về mặt kinh phí, đơn vị tự chủ
trong đk không được cấp vốn lưu động, không thể thế chấp tài sản để vay ngân
hàng, không tự chủ về phân phối thu nhập,…do vậy, các đơn vị này chủ yếu sử dụng
vốn tự có hoặc vay mượn tín chấp nhưng số tiền vay không nhiều. Qua đó thấy rằng
các TTG hoạt động mang tính chất độc lập, thiếu ổn định và khó có đk để phát
triển bền vững, đôi khi nguồn lực không bằng các doanh nghiệp tư nhân trong
vùng.
-
Về điều kiện để SX, kinh doanh (KD) giống, theo Thông tư 42/2009/TT-BNNPTNT quy
định SX & KD giống phải đảm bảo các đk cơ bản về địa điểm SX, KD phù hợp,
cơ sở VC, trang thiết bị sấy, làm sạch, kho, có chuyên môn kỹ thuật,…Tuy nhiên
hiện nay các doanh nghiệp SXKD giống gần như không biết gì đến
TT42/2009/TT-BNNPTNT, phần lớn các đại lý KD phân bón thuốc sâu, bổ sung thêm mặt
hàng giống lúa. Do vậy tình trạng KD giống lúa hiện nay rất xô bồ, chất lượng
giống không đạt, chủng loại giống còn lộn xộn, cùng một giống nhưng có nhiều
dòng,…từ đó sản phẩm gạo không đồng nhất, chất lượng gạo không ổn định, giá XK
thấp,…
-
Về bản quyền giống lúa, nói chung thì thị trường giống lúa vùng ĐBSCL vẫn còn nhỏ
lẻ, nguyên nhân sâu xa là do chủ trương xã hội hóa công tác giống của một số tỉnh
với phương thức khuyến cáo mỗi hộ gia đình để lại một ít diện tích tự
nhân giống lúa mới cho mình SX vụ sau. Vì vậy phần lớn ND vẫn chưa ý thức cao
trong việc sử dụng giống XN, họ còn tự để giống vụ trước sạ vụ sau, hoặc trao đổi
giống qua lại trong phạm vi xóm, làng, hoặc một số hộ SX giống XN2, bán lại cho
các hộ trong khu vực với giá cao hơn giá lương thực một ít lấy một phần chênh lệch
nhỏ giữa lúa thịt và lúa giống. Với thực trạng như vậy, sẽ không khuyến khích tạo
ra các giống tốt về NS, phẩm chất và việc mua bản quyền giống lúa chỉ mới
xuất hiện gần đây và chỉ có thể là các doanh nghiệp KD giống có tầm cỡ. Theo
quy luật cung cầu, với chức năng kinh doanh, các cty này đầu tư mua các giống
lúa đã có tên tuổi trên thị trường, sau đó khai thác tối đa bằng mọi cách (tối
ưu hóa lợi nhuận) miễn thị trường chấp nhận để có thể thu lại số vốn đã đầu tư
mà không bị hạn chế bởi ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo. Đây cũng là động lực
thúc đẩy để các nhà nghiên cứu chọn tạo giống phát triển ra nhiều giống NS cao
và chất lượng hơn nữa.
Tuy
nhiên, để một giống được công nhận giống QG, và được ND biết đến giá trị, chấp
nhận đưa vào SX, ngoài sự đầu tư của tác giả, phải có sự góp công sức của các
đơn vị làm giống tại các địa phương trong nhiều vụ, nhiều năm trong việc khảo nghiệm, SX thử,…. Do đó để công bằng giữa
tác giả và đơn vị phối hợp SX giống tại các tỉnh (các đơn vị có tham gia khảo
nghiệm) thì tác giả giống phải có dành cho đơn vị phối hợp một số đặc quyền nhất
định trong việc SX giống đó trong tỉnh mình sao cho ND có thể
hưởng lợi qua việc sử dụng giống đó trong SX. Có như vậy thì mối quan hệ giữa
tác giả giống và các đơn vị làm giống tại các địa phương mới phát triển ổn định
và bền vững trên cơ sở cùng có lợi. Ngoài ra theo Điều 28, NĐ104/2006/NĐ-CP V/v
bảo hộ giống cây trồng thì có một số ngoại lệ miễn trừ đối với quyền tác giả giống
như việc sử dụng giống không vì mục đích kinh doanh. Trong khi đó các TTG các tỉnh
hiện nay là các đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động mang tính phục vụ là chính
nên có thể được xem xét miễn trừ chi phí nhượng quyền sử dụng các giống mới được
bảo hộ.
Tóm lại bảo hộ giống mới là vấn đề cần
thiết để thị trường giống phát triển và đa dạng hóa nguồn gen lúa trong tương
lai, đồng thời tạo điều kiện kích thích các nhà chọn tạo giống có nguồn thu nhằm
tiếp tục tái SX, phát triển mở rộng, đưa ra nhiều giống mới NS cao hơn, chất lượng
tốt hơn. Tuy nhiên phải lập lại trật tự trong KD giống lúa, xác lập lại mối
quan hệ giữa các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống và các đơn vị SX và cung ứng
giống tại địa phương sao cho quyền lợi mỗi bên được cân đối hài hòa. Cụ thể cần
xem xét một số vấn đề sau:
- Nâng cao trách nhiệm, năng lực chuyên
môn của các Phòng KĐ, KN và chứng nhận chất lượng trong vùng. Nâng cao trách
nhiệm của Thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp kết hợp với các Phòng Nông nghiệp
& PTNT huyện để thanh tra các đại lý KD giống thường xuyên và tập trung thời
điểm đầu vụ SX, đồng thời có biện pháp chế tài tương xứng với các trường hợp giống
được CNCL nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn quy định;
- Cập nhật và cụ thể hóa các điều kiện
SXKD giống để từ đó loại bỏ các doanh nghiệp SXKD giống không đạt yêu cầu, từ
đó tái cơ cấu, sáp nhập lại các doanh nghiệp giống trong vùng, trong tỉnh đủ mạnh
về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất;
- Có chính sách hỗ trợ giúp đỡ chuyển
các đơn vị sự nghiệp đang SXKD giống thành các Cty cổ phần giống NN để làm hạt
nhân cho việc dẹp bỏ các doanh nghiệp KD giống nhỏ lẻ, không đủ điều kiện;
- Về bản quyền sử dụng giống, có thể tác
giả giống xem xét không thu tiền sử dụng giống mới đối với các Trung Tâm Giống
và ở cấp giống NC. Vì giai đoạn này thậm chí các Trung Tâm Giống tại địa phương
phải giới thiệu, quảng bá và thậm chí hỗ trợ giá giống NC cho ND có điều kiện
đưa giống mới vào SX giống XN./.