Lũ thấp và về muộn sẽ dẫn đến nước vô đồng trễ, ít phù sa bồi đắp
cho ruộng, các độc chất và mầm bệnh còn lưu tồn không được rửa trôi sẽ tạo điều
kiện gây khó khăn cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 và dự báo một số đối
tượng dịch hại có thể xuất hiện, gây hại vào đầu vụ như sau:
Chuột: Lũ thấp, là điều kiện để chuột đào hang trên
các bờ ruộng, bờ kinh sinh sản và phát triển gia tăng mật số.
Ốc bươu
vàng: Ốc bươu vàng (OBV) đẻ trứng và phát triển mật số nhanh, sẽ
gây hại lúa gieo sạ đầu vụ.
Cỏ dại và lúa
gài, lúa chét: Cỏ
dại và lúa chét tiếp tục phát triển, hạt cỏ dại rơi rụng và tích tụ trên ruộng
không được rửa trôi theo nước.

Ngoài ra, điều
kiện sản xuất lúa Đông Xuân chính vụ thời tiết nắng nóng ở giai đoạn đòng - trỗ
(khoảng tháng 12-01/2020), đây là điều kiện thích hợp cho rầy phấn trắng, bệnh
vàng lùn - lùn xoắn lá xuất hiện và gây hại.
Vì vậy, để chủ
động sản xuất lúa Đông Xuân 2019-2020 thắng lợi, bà con nông dân cần tập trung,
chủ động các biện pháp đối phó ngay từ đầu vụ một cách an toàn và khoa học:
- Bố trí cơ
cấu giống hợp lý, chủ động khắc phục khô hạn đầu vụ, tình trạng thiếu nước xâm
nhập mặn vào cuối vụ ở một số địa phương.
- Xuống giống tập
trung, né rầy theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
- Bón phân cân
đối; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo nguyên tắc “bốn đúng”, an
toàn và hiệu quả.
- Bà con nông dân
cần mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tế đồng ruộng: 3
giảm - 3 tăng; 1 phải - 5 giảm; Quản lý dịch hại tổng hợp IPM, … và có thể liên
hệ trực tiếp với những cán bộ kỹ thuật của tổ kinh tế kỹ thuật xã hay Trạm
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong sản
xuất lúa./.
(Nguồn: http://snnptnt.kiengiang.gov.vn/chi-cuc-trong-trot-va-bvtv/)