Nhằm đáp ứng nhu cầu trồng và sở thích
chơi lan hiện nay, các kỹ thuật nhân giống hiện đại đã được ứng dụng rộng rãi
hơn. Trong đó, kỹ thuật nhân giống in-vitro
bằng hạt được sử dụng phổ biến nhất. Lai tạo là một trong các bước quan trọng
nhất vừa tạo được giống mới thỏa mãn nhu cầu thị hiếu vừa tạo nguồn vật liệu
chính cung cấp cho kỹ thuật nhân giống.
@
Kỹ thuật lai tạo hoa lan
Chọn cây bố mẹ
Để
tạo được một giống hoa lan lai mang những tính trạng tốt, vượt trội từ cây bố mẹ
như về màu sắc, hương thơm và năng suất. Cần chọn cây bố mẹ có các tính trạng về
hình thái thân lá, cấu trúc hoa, màu sắc hoa, hương thơm,… phù hợp. Cây được chọn
làm cây bố mẹ cần phải đạt các chỉ tiêu sau:
+
Cây khỏe mạnh, có sức sinh trưởng tốt không bị nhiễm sâu bệnh.
+
Phát hoa dài, siêng bông và cho năng suất cao.
+
Thời gian nở hoa kéo dài.
+
Màu sắc tương phản để tạo ưu thế lai.
Nên
chọn cây bố mẹ cùng loài, cùng trong một chi để lai tạo, vì các trường hợp chọn
cây bố mẹ khác loài, khác chi đem lai tạo thường khó tạo quả, hoặc quả được
hình thành song lại không có hạt.
Kỹ thuật thụ phấn
Hầu
hết các loài hoa lan đều có thời gian ra hoa đồng pha, sau khi cây ra hoa, sẽ
tiến hành thụ phấn nhân tạo. Chọn những hoa còn tươi, hoa mới nở từ 2-4 ngày.
Các
bước tiến hành như sau:
–
Bước 1: Dùng que tăm khử bỏ hạt phấn trên hoa mẹ, cẩn thận không để hạt phấn
rơi vào vòi nhụy, thao tác phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương bộ phận truyền
giống của hoa.

– Bước 2: Lấy cây tăm mới đã khử trùng để
lấy phấn hoa bố. Đưa đầu tăm gắp nhẹ nhàng nắp bao phấn (khối phấn) ra khỏi hoa
bố. Đặt nhẹ nhàng khối phấn vào đĩa petry hay tờ giấy sạch.
–
Bước 3: Đè nhẹ vào khối phấn, dùng đầu tăm dính vào hạt phấn và nhẹ nhàng đưa hạt
phấn vào nhụy cái của hoa mẹ, đẩy càng gần ống dẫn trứng càng tốt. (nên thực hiện
vào buổi sáng hoặc buổi chiều)
–
Bước 4: Cắt hết các hoa và nụ không được thụ phấn trên phát hoa, để cây tập
trung chất dinh dưỡng cho quá trình thụ tinh và nuôi quả đậu sau lai.
–
Bước 5: Buộc thẻ ghi chú vào hoa vừa thụ phấn. Trên thẻ ghi ngày thụ phấn, phép
lai giữa hai giống bố mẹ và người thực hiện. Có thể ghi ký hiệu cặp lai trên thẻ
đeo, nhưng tên bố mẹ của cặp lai phải được ghi cẩn thận và rõ ràng vào số theo
dõi, kết hợp với việc lưu giữ hình ảnh để sau này làm cơ sở chọn lọc cặp lai có
triển vọng.
Mỗi
phép lai thực hiện từ 3-5 quả để chọn lọc và hạn chế rủi ro trong quá trình chờ
quả chín hoàn toàn.
Chăm
sóc quả lan sau khi lai
–
Khoảng 24 giờ sau thụ phấn, nếu quá trình thụ tinh được diễn ra cánh hoa sẽ héo
dần, cụp xuống, phần bầu noãn sẽ phình to. Nếu thụ phấn không thành công thì tiến
hành thụ phấn nhắc lại.
–
Khi cây có trái đậu, sẽ dùng rất nhiều sức để nuôi trái, đôi khi trái sẽ rụng
trong vòng vài tuần, nhưng khi qua khỏi 1 tháng mà trái vẫn còn đậu trên cành
là phép lai đã thành công.
Thu
hoạch và bảo quản quả lan lai
–
Không nên để quả lan quá già, hoặc vàng khô nứt vỏ, vì hạt lan nhỏ và nhẹ, dễ
dàng bay theo gió. Tùy theo giống mà thời gian chín của quả lan khác nhau,
trung bình từ 90 – 200 ngày. Hạt lan trong quả lan sẽ trưởng thành trong khoảng
từ 3/5-4/5 thời gian tính từ khi thụ phấn đến khi chín.
–
Cho quả vào túi giấy, bên ngoài có ghi chú cẩn thận tên cặp lai hoặc ký hiệu cặp
lai, ngày thu quả. Sau đó xử lý vỏ và tiến hành gieo trong điều kiện vô trùng với
môi trường Knudson C có bổ sung hormone. Nếu chưa cấy hạt lan ngay thì quả lan
phải được đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh.
@
Kỹ thuật nhân giống in-vitro
Khử trùng và vô mẫu
–
Trái lan được rửa sạch mẫu dưới vòi nước khoảng 15 phút, sau đó lắc mẫu trong
dung dịch xà phòng loảng 15-20 phút, rửa thật sạch mẫu bằng nước máy và tráng mẫu
lại bằng nước cất, lắc mẫu trong dung dịch cồn 700 trong 1-2 phút,
và lắc trong dung dịch Ca(OCl)2 9% trong 15 phút, rửa lại mẫu nhiều
lần bằng nước cất vô trùng từ 3-4 lần cho thật sạch. Sau đó, cắt gọt hai đầu của
quả lan và dùng dao mổ xẻ dọc quả lan, tách làm hai. Dùng dao giữ phần vỏ quả,
dùng kẹp lấy hết hột ra một đĩa petri.
Nhân giống
–
Gieo hạt vào môi trường MS. Khoảng 60-75 ngày sau các mẫu hạt lan nảy mầm.
+ Nhân cụm chồi: Từ các cụm protocorm ở trên sẽ được cấy
chuyền sang môi trường nhân chồi (có bổ sung nước dừa, chuối và khoai tây) để
nhân nhanh nguồn mẫu. Khoảng 45-60 ngày sau sẽ cho hệ số nhân 2-3 lần so với cụm
protocorm ban đầu.
+ Tăng trưởng và ra rễ: Chồi được 2 lá, cao khoảng 2-3 cm thì
tách riêng từng chồi một và cấy vào môi trường tăng trưởng (môi trường MS có bổ
sung nước dừa, chuối, khoai tây, than hoạt tính và chất điều hòa sinh trưởng) để
giúp cây tăng trưởng và ra rễ. Khoảng 90-120 ngày sau cấy sẽ tạo được cây hoàn
chỉnh đủ tiêu chuẩn để ra ngôi.
+ Ra ngôi: Cây con đạt tiêu chuẩn ra ngôi có màu
xanh đậm, lá dài khoảng 3cm, có từ 3-4 rễ. Tiến hành lấy các bình cây đạt tiêu
chuẩn trên đưa vào điều kiện nhiệt độ bình thường (khoảng 5-7 ngày), dùng nhíp
gắp lấy cây ra rửa sạch phần agar dính ở gốc, xử lí thuốc nấm Aliette 1% trong
1 phút, sau đó vớt cây ra và để cho cây ráo nước trong 1-2 ngày. Dùng dớn hoặc
sơ dừa quấn quanh gốc cây và đặt cây vào vĩ và để cây ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao
cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Pha
vitamin B1 loãng theo nồng độ 1ml/lít nước phun sương cho cây 2 lần/ngày. Phun
trong 30 ngày đầu.
Cây
con trồng khoảng 30-45 ngày, có thể tưới (phun sương) phân NPK 30-10-10 với lượng
thật loãng cho cây. Có thể tưới hàng ngày, với liều lượng loãng này sẽ giúp cây
nhanh thích nghi và phát triển tốt. Cây con được thuần dưỡng khoảng 3 tháng thì
có thể chăm sóc được ở điều kiện bình thường.