Với
giá gạo XK cao như vậy nên giá bán lúa lương thực cũng tăng từ giá 2.500đ/kg những
năm 2002, nay đã lên hơn 6.000đồng/kg. Với lợi nhuận thu được trong các năm gần
đây, kích thích nông dân (ND) tìm giống mới, sẵn sàng mua giống với giá cao để
có thể tăng NS, chất lượng (CL) và cuối cùng tăng lợi nhuận thu được. Từ nhu cầu
của ND tìm giống mới, có NS cao, CL tốt, đã kích thích các nhà chọn tạo giống
tìm ra các giống thỏa mãn nhu cầu của SX. Tuy nhiên trước đây, Ngân sách nhà nước
cấp toàn bộ kinh phí cho các Viện, Trường để lai tạo, chọn lọc và kết hợp với
các địa phương khảo nghiệm nhằm tìm ra các giống thích nghi rộng, phù hợp với từng
vùng SX và không hề tính toán đến việc thu hồi chi phí bù đắp cho hoạt động của
mình. Hiện nay, sau khi Chính phủ có Nghị định 115/2005/NĐ-CP, nhà nước không
còn bao cấp cho các Viện Trường nữa. Như vậy bản quyền tác giả là bước đi tất yếu
trong nền kinh tế thị trường nhằm có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Hòa nhập thị trường giống lúa, năm
2010, Viện Lúa ĐBSCL đã bắt đầu bán bản quyền giống lúa mới. Theo thông tin từ
báo chí thì các giống được bán là các giống đang SX phổ biến trong vùng như:
OMCS 2000, OM 2514, OM 2517, OM 5451 (Cty CP Bảo vệ TV An Giang mua); OM 6600,
OM 4488 (Cty CP Miền Nam
mua); OM 5953 (Cty CPGiống CT
miền Nam
mua). Ngoài ra một số giống phổ biến như OM 4900, OM
6162,…Viện Lúa ĐBSCL sẽ thu tiền nhượng quyền sử dụng với giá khoảng 200 đồng/kg.
Như vậy trong điều kiện vùng ĐBSCL các đơn vị SX và cung ứng giống lúa đều là
các Trung tâm Giống hoặc TT Khuyến nông (Long An) sẽ tham gia SX và cung ứng giống
như thế nào?
Thị trường giống lúa vùng ĐBSCL nói
chung còn sơ khai, phần lớn ND vẫn còn tự để giống vụ trước sạ vụ sau, hoặc
trao đổi giống qua lại trong phạm vi xóm, làng hoặc thực hiện chủ trương mỗi gia
đình để lại một ít diện tích để tự nhân giống lúa cho mình SX vụ sau hoặc một số
hộ nhân giống XN2, bán lại cho các hộ trong khu vực với giá cao hơn giá lương
thực một ít lấy một phần chênh lệch nhỏ giữa lúa thịt và lúa giống. Với thực trạng
như vậy, việc mua bản quyền giống lúa chỉ có thể là các công ty kinh doanh giống.
Theo quy luật cung cầu, với chức năng kinh doanh, các cty này đầu tư mua các giống
lúa đã có tên tuổi trên thị trường, sau đó khai thác tối đa bằng mọi cách (tối
ưu hóa lợi nhuận) miễn thị trường chấp nhận để có thể thu lại số vốn đã đầu tư
mà không bị hạn chế bởi ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo. Đây cũng là động lực
thúc đẩy để các nhà nghiên cứu chọn tạo giống phát triển ra nhiều giống NS cao
và chất lượng hơn nữa. Tuy nhiên các đơn vị SX & cung ứng giống trong vùng
ĐBSCL toàn bộ là các Trung Tâm Giống (TTG) hoặc một số tỉnh giao Trung Tâm Khuyến
Nông thực hiện. Các TT này hoạt động theo phương thức sự nghiệp có thu, một phần
kinh phí nhà nước cấp, phần còn lại tự cung ứng sản phẩm giống để nuôi bộ máy
nhân sự của đơn vị. Như vậy các TT này không thể có đủ kinh phí mua bản quyền
giống và nếu Ngân Sách nhà nước cấp tiền mua thì những rào cản pháp lý của một
đơn vị sự nghiệp mang tính phục vụ cho SX nông nghiệp sẽ không cho phép khai thác
hiệu quả như các Cty kinh doanh được.
Như ta biết, một giống mới chọn tạo
ra, muốn bảo hộ bản quyền giống chỉ cần tổ chức khảo nghiệm tính khác biệt,
tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) nhưng để một giống mới được mọi người biết,
có giá trị rộng khắp toàn vùng thì phải thực hiện nhiều giai đoạn. Có thể tóm tắt
các giai đoạn như sau:
· Tác giả thực hiện các giai đoạn:
Lai Tạo ---> Chọn Lọc --> K.Nghiệm DUS + K.Nghiệm QG -->Giống Bảo Hộ
·
Các đơn vị SX giống
các tỉnh thực hiện các giai đoạn:
K.NCB (2 vụ ) --> K.NSX (2 vụ)--> N.Giống SNC --> N. giống NC -->N.Giống XN
Qua
2 sơ đồ trên cho thấy muốn một giống chọn tạo và đưa ra SX phải tốn nhiếu công
đoạn, tác giả phải thực hiện 4 công đoạn, đơn vị SX giống tại các địa phương phải
thực hiện 4 công đoạn. Tại Kiên Giang, do đất đai trong tỉnh thuộc nhiều vùng
sinh thái khác nhau nên trong các công đoạn trên, phải khảo nghiệm nhiều bộ giống,
ít nhất 3 vùng và làm cả 2 vụ HT và ĐX. Sau đó chọn ra vài giống vượt trội nhân
giống SNC, thường G0 khoảng 5 giống, G1 chọn lại theo nhu cầu thị trường khoảng
2 giống và G2 hổn 1-2 giống đưa ra nhân
giống NC.
Như vậy để một giống được công nhận giống
QG, được bảo hộ và được ND biết đến giá trị, chấp nhận đưa vào SX, ngoài sự đầu
tư của tác giả, phải có sự góp công sức của các đơn vị làm giống tại các địa
phương trong nhiều vụ, nhiều năm. Do đó để công bằng giữa đơn vị SX giống tại
các tỉnh (các đơn vị có tham gia KN) thì tác giả giống phải có những đặc quyền
nhất định trong việc nhân giống đó trong tỉnh mình sao cho ND có thể hưởng lợi
qua việc sử dụng giống đó trong SX. Có như vậy thì mối quan hệ giữa tác giả giống
và các đơn vị làm giống tại các địa phương mới phát triển ổn định và bền vững
trên cơ sở cùng có lợi. Ngoài ra theo Điều 28, NĐ104/2006/NĐ-CP V/v bảo hộ giống
cây trồng thì có một số ngoại lệ miễn trừ đối với quyền tác giả giống như việc
sử dụng giống không vì mục đích kinh doanh. Trong khi đó các TTG các tỉnh hiện
nay là các đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động mang tính phục vụ là chính nên có
thể được miễn trừ chi phí nhượng quyền sử dụng các giống mới được bảo hộ. Trong
trường hợp các đơn vị NC chọn tạo giống mới không chia sẽ quyền sử dụng giống mới
trong một thời gian, mùa vụ nhất định thì các cơ quan làm giống tại địa phương
phải xem xét lại có nên làm những công đoạn khảo nghiệm CB, KNSX, nhân giống
SNC,…Và như thế sẽ khó cho ND chọn giống nào phù hợp với vùng mình để SX. Mặt
khác, các giống mới cũng sẽ chậm được biêt đến vì không được KNCB, KNSX rộng khắp
như trước đây, từ đó khó có cơ sở để biết giá trị của một giống mới.
Để thích ứng với cơ chế thị trường và
vấn đề bản quyền sử dụng giống mới, từng bước chủ động giống trong SX của địa
phương mình, TTG các tỉnh phải xem xét phương thức hoạt động của mình, nên
chăng chuẩn bị điều kiện để chuyển mình thành một đơn vị kinh doanh? Vấn đề này
cần có chủ trương của lãnh đạo Bộ chuyên ngành và lãnh đạo tỉnh. Trước mắt các
TTG phải đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất để từng bước tham gia nghiên cứu, chọn
tạo giống mới. Hiện nay TTG kiên Giang đã đưa ra 12 giống mới với thương hiệu
là GKG1, GKG2,…sắp tới sẽ liên kết với một số đơn vị để khảo nghiệm CB.
Khi TTG các tỉnh có sở hữu một số giống
mới thì có thể chia sẽ bản quyền sử dụng với nhau góp phần giúp ND SX hiệu quả
hơn.
Tóm lại
bảo hộ giống mới là vấn đề cần thiết để thị trường giống phát triển và đa dạng
hóa nguồn gen lúa trong tương lai, đồng thời tạo điều kiện kích thích các nhà
chọn tạo giống có nguồn thu nhằm tiếp tục tái SX, phát triển mở rộng, đưa ra
nhiều giống mới NS cao hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên phải xác lập lại mối
quan hệ giữa các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống và các đơn vị SX và cung ứng
giống tại địa phương sao cho quyền lợi mỗi bên được cân đối hài hòa. Có thể tác
giả giống xem xét không thu tiền sử dụng giống mới từ lúc KNCB đến nhân giống
NC. Vì giai đoạn này thậm chí các đơn vị làm giống tại địa phương phải giới thiệu,
quảng bá và thậm chí hỗ trợ giá giống NC cho ND có điều kiện đưa giống mới vào
SX giống XN. Tác giả sẽ thu phí sử dụng giống mới khi các giống XN được bán
trên thị trường.
TS. Nguyễn Trung Tiền